Tránh những sai lầm trong tiếp thị quà tặng
Tiếp thị bằng quà tặng là cách làm được các doanh nghiệp áp dụng khá phổ biến hiện nay, nhất là khi họ tham gia hội chợ triển lãm, các sự kiện lớn hoặc nhân dịp lễ hội.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp có thể do quá bận rộn mà chưa thiết kế được những chương trình tặng quà có hiệu quả. Trong không ít trường hợp, quà tặng vừa gây tốn kém cho doanh nghiệp, vừa chẳng đem lại ý nghĩa gì đối với khách hàng. Theo các chuyên gia, để không gặp tình trạng này, doanh nghiệp cần lưu ý tránh một số sai lầm dưới đây.
Phân phối không hiệu quả
Trên thực tế, nhiều công ty không thực hiện kế hoạch phân phát hàng khuyến mãi đúng và đầy đủ như kế hoạch.
Chẳng hạn, mỗi năm doanh nghiệp đặt 200 cuốn lịch để phát cho khách hàng thân thiết nhưng việc những cuốn lịch đó có đến tận tay khách hàng hay không là một điều… khó biết!
Nguyên nhân có thể là nhân viên hành chính để quên quà tặng khuyến mãi trong kho hoặc nhân viên quan hệ công chúng không đem tặng khách hàng.
Kết quả là doanh nghiệp sẽ có thể còn năm bảy chục cuốn lịch đến tận quý I năm sau. Nếu lên kế hoạch tốt, doanh nghiệp hoàn toàn có thể giảm được sự lãng phí này.
Thời gian đặt hàng quá ngắn
Các công ty chuyên làm hàng khuyến mãi uy tín có thể hoàn tất một đơn đặt hàng rất nhanh, từ vài ngày đến một tuần. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên vì thế mà chủ quan và chỉ đặt hàng trước một thời gian quá ngắn.
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp nên chuẩn bị đặt hàng khuyến mãi trước thời gian diễn ra sự kiện khoảng hai, ba tháng vì hai lý do. Thứ nhất là tiết kiệm được chi phí (vì khi đặt hàng quá gấp thì có thể bị các nhà cung cấp ép giá).
Thứ hai, doanh nghiệp cần phải dự phòng khả năng mọi chuyện không diễn ra suôn sẻ như kế hoạch, chẳng hạn cần phải chỉnh sửa lại thiết kế hoặc thay đổi lượng quà tặng.
Không tìm hiểu sở thích của khách hàng
Nhiều doanh nghiệp có suy nghĩ rằng đã là quà biếu thì kiểu gì khách hàng cũng sẽ nhận. Vì thế, một số doanh nghiệp tặng khách hàng những món quà mà họ không thích, chẳng biết dùng vào việc gì.
Nên nhớ rằng mục đích của việc tặng quà là để tạo ấn tượng với khách hàng và xây dựng quan hệ với họ, khiến họ nhớ đến doanh nghiệp khi ra các quyết định mua hàng.
Không có mục tiêu rõ ràng
Vẫn biết mục đích chính của việc tặng quà cho khách hàng là để đem đến niềm vui cho họ và khuyến khích họ mua sắm, nhưng doanh nghiệp cũng nên rà soát lại mục tiêu đã đặt ra. Đây là cơ sở để đánh giá hiệu quả của các chương trình tặng quà.
Ví dụ, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tăng số lượng khách hàng ghé thăm cửa hàng thì cần phải theo dõi và so sánh số liệu khách hàng đến cửa hàng lúc trước và sau khi thực hiện việc tặng quà.
Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tăng số lượng khách hàng mới hoặc tăng doanh thu thì mục tiêu đó cũng cần được lượng hóa cụ thể.
Quá chú trọng đến chi phí. Khi quá quan tâm đến chi phí, doanh nghiệp có thể đặt những món hàng không có chất lượng. Nên nhớ rằng những món quà tặng cho khách hàng tại các hội chợ triển lãm hay tặng trực tiếp sẽ để lại trong họ một ấn tượng mạnh về doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ không được nhớ đến ấn tượng tốt đẹp nếu món quà tặng sớm bị hư hỏng. Việc tặng một món quà chất lượng kém còn tệ hơn việc không tặng gì cho khách hàng.
Tặng sai đối tượng
Nhiều doanh nghiệp thích tặng những món quà thú vị, “không đụng hàng”. Đừng quên rằng mục đích chính của việc tặng quà là để tạo niềm vui cho khách hàng hiện tại và khách hàng mới, kích thích họ mua hàng nhiều hơn.
Vì vậy, không nên chọn những món hàng tuy có vẻ thú vị nhưng không hữu dụng đối với khách hàng.
Cung cấp thông tin không đầy đủ
Món quà tặng rất quan trọng đối với khách hàng nhưng có điều khác cũng rất quan trọng là tên, địa chỉ và các thông tin khác của doanh nghiệp phải được in trên đó.
Thông tin in trên quà tặng phải rõ ràng, sao cho khách hàng có thể mua hàng hay hỏi về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất. Một số doanh nghiệp thường in tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, thậm chí đủ cả logo, khẩu hiệu và hình ảnh nữa.
Tuy nhiên, do đa số các món quà tặng có kích cỡ không lớn, doanh nghiệp cần cân nhắc, chỉ chọn in những thông tin cần thiết, phù hợp nhất.
Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp muốn khách hàng ghé thăm trang web của mình thì nên in địa chỉ của trang web lên quà tặng, không cần in số điện thoại nữa.
Không chọn được nhà cung cấp có uy tín
Hiện nay thị trường có khá nhiều nhà cung cấp quà tặng nên doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ uy tín của các công ty này trước khi quyết định đặt hàng. Một số nhà cung cấp sẵn sàng cạnh tranh về giá, vì thế không chú trọng đến chất lượng.
Một số khác có thể đảm bảo được chất lượng cao, nhưng thường giao hàng không đúng hẹn. Một số khác lại không hề có bộ phận hay người đại diện chăm sóc khách hàng để trả lời cho doanh nghiệp các thắc mắc liên quan đến việc thực hiện đơn đặt hàng…
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp có thể do quá bận rộn mà chưa thiết kế được những chương trình tặng quà có hiệu quả. Trong không ít trường hợp, quà tặng vừa gây tốn kém cho doanh nghiệp, vừa chẳng đem lại ý nghĩa gì đối với khách hàng. Theo các chuyên gia, để không gặp tình trạng này, doanh nghiệp cần lưu ý tránh một số sai lầm dưới đây.
Phân phối không hiệu quả
Trên thực tế, nhiều công ty không thực hiện kế hoạch phân phát hàng khuyến mãi đúng và đầy đủ như kế hoạch.
Chẳng hạn, mỗi năm doanh nghiệp đặt 200 cuốn lịch để phát cho khách hàng thân thiết nhưng việc những cuốn lịch đó có đến tận tay khách hàng hay không là một điều… khó biết!
Nguyên nhân có thể là nhân viên hành chính để quên quà tặng khuyến mãi trong kho hoặc nhân viên quan hệ công chúng không đem tặng khách hàng.
Kết quả là doanh nghiệp sẽ có thể còn năm bảy chục cuốn lịch đến tận quý I năm sau. Nếu lên kế hoạch tốt, doanh nghiệp hoàn toàn có thể giảm được sự lãng phí này.
Thời gian đặt hàng quá ngắn
Các công ty chuyên làm hàng khuyến mãi uy tín có thể hoàn tất một đơn đặt hàng rất nhanh, từ vài ngày đến một tuần. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên vì thế mà chủ quan và chỉ đặt hàng trước một thời gian quá ngắn.
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp nên chuẩn bị đặt hàng khuyến mãi trước thời gian diễn ra sự kiện khoảng hai, ba tháng vì hai lý do. Thứ nhất là tiết kiệm được chi phí (vì khi đặt hàng quá gấp thì có thể bị các nhà cung cấp ép giá).
Thứ hai, doanh nghiệp cần phải dự phòng khả năng mọi chuyện không diễn ra suôn sẻ như kế hoạch, chẳng hạn cần phải chỉnh sửa lại thiết kế hoặc thay đổi lượng quà tặng.
Không tìm hiểu sở thích của khách hàng
Nhiều doanh nghiệp có suy nghĩ rằng đã là quà biếu thì kiểu gì khách hàng cũng sẽ nhận. Vì thế, một số doanh nghiệp tặng khách hàng những món quà mà họ không thích, chẳng biết dùng vào việc gì.
Nên nhớ rằng mục đích của việc tặng quà là để tạo ấn tượng với khách hàng và xây dựng quan hệ với họ, khiến họ nhớ đến doanh nghiệp khi ra các quyết định mua hàng.
Không có mục tiêu rõ ràng
Vẫn biết mục đích chính của việc tặng quà cho khách hàng là để đem đến niềm vui cho họ và khuyến khích họ mua sắm, nhưng doanh nghiệp cũng nên rà soát lại mục tiêu đã đặt ra. Đây là cơ sở để đánh giá hiệu quả của các chương trình tặng quà.
Ví dụ, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tăng số lượng khách hàng ghé thăm cửa hàng thì cần phải theo dõi và so sánh số liệu khách hàng đến cửa hàng lúc trước và sau khi thực hiện việc tặng quà.
Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tăng số lượng khách hàng mới hoặc tăng doanh thu thì mục tiêu đó cũng cần được lượng hóa cụ thể.
Quá chú trọng đến chi phí. Khi quá quan tâm đến chi phí, doanh nghiệp có thể đặt những món hàng không có chất lượng. Nên nhớ rằng những món quà tặng cho khách hàng tại các hội chợ triển lãm hay tặng trực tiếp sẽ để lại trong họ một ấn tượng mạnh về doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ không được nhớ đến ấn tượng tốt đẹp nếu món quà tặng sớm bị hư hỏng. Việc tặng một món quà chất lượng kém còn tệ hơn việc không tặng gì cho khách hàng.
Tặng sai đối tượng
Nhiều doanh nghiệp thích tặng những món quà thú vị, “không đụng hàng”. Đừng quên rằng mục đích chính của việc tặng quà là để tạo niềm vui cho khách hàng hiện tại và khách hàng mới, kích thích họ mua hàng nhiều hơn.
Vì vậy, không nên chọn những món hàng tuy có vẻ thú vị nhưng không hữu dụng đối với khách hàng.
Cung cấp thông tin không đầy đủ
Món quà tặng rất quan trọng đối với khách hàng nhưng có điều khác cũng rất quan trọng là tên, địa chỉ và các thông tin khác của doanh nghiệp phải được in trên đó.
Thông tin in trên quà tặng phải rõ ràng, sao cho khách hàng có thể mua hàng hay hỏi về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất. Một số doanh nghiệp thường in tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, thậm chí đủ cả logo, khẩu hiệu và hình ảnh nữa.
Tuy nhiên, do đa số các món quà tặng có kích cỡ không lớn, doanh nghiệp cần cân nhắc, chỉ chọn in những thông tin cần thiết, phù hợp nhất.
Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp muốn khách hàng ghé thăm trang web của mình thì nên in địa chỉ của trang web lên quà tặng, không cần in số điện thoại nữa.
Không chọn được nhà cung cấp có uy tín
Hiện nay thị trường có khá nhiều nhà cung cấp quà tặng nên doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ uy tín của các công ty này trước khi quyết định đặt hàng. Một số nhà cung cấp sẵn sàng cạnh tranh về giá, vì thế không chú trọng đến chất lượng.
Một số khác có thể đảm bảo được chất lượng cao, nhưng thường giao hàng không đúng hẹn. Một số khác lại không hề có bộ phận hay người đại diện chăm sóc khách hàng để trả lời cho doanh nghiệp các thắc mắc liên quan đến việc thực hiện đơn đặt hàng…